Cọc khoan nhồi là những chiếc cọc được đặt xuống lớp phía dưới của công trình nhằm gia cố móng cho công trình có độ vững chắc theo thời gian dài. Tại những công trình lớn hay tại các khu đô thị thì khoảng cách thi công cọc khoan nhồi là vấn đề đáng lo ngại nhất, bởi số lượng cọc nhiều, diện tích xây dựng nhỏ lại nhỏ. Nội dung trong bài viết này sẽ gợi ý cách chọn khoảng cách hợp lý nhất.
1. Định nghĩa cọc khoan nhồi
Cọc khoan nhồi là một chiếc cọc được tạo ra bằng cách đổ trực tiếp hỗn hợp xi măng cốt thép vào chiếc khuôn cọc được lắp đặt trước đó. Tại các nước phát triển thì nhu cầu sử dụng cọc khoan nhồi hầu như luôn có mặt trong mọi công trình. Tại Việt Nam thì chỉ có các công trình lớn mới dùng cọc nhồi này.
Cọc nhồi được dùng để gia cố nền móng
2. Lợi ích khi thi công cọc khoan nhồi
Chi phí để thi công và thực hiện khoan cọc nhồi không hề rẻ. Tuy nhiên, lợi ích mà cọc khoan mang lại cho chúng ta vô cùng to lớn và thiết thực cho mỗi khách hàng và công trình.
-
Đẩy nhanh tiến độ thi công
Thời gian tính từ lúc lên bản vẽ, chuẩn bị nguyên vật liệu cho đến thi công và hoàn thành công trình sẽ tùy thuộc vào tiến độ làm việc và độ khó của công trình. Một trong những khâu làm mất nhiều thời gian nhất là phần nền móng. Bởi nếu móng này vững chắc thì mới đảm bảo được tuổi thọ bền lâu cho công trình. Với dịch vụ khoan cọc nhồi sẽ giúp cho mọi công trình rút ngắn thời gian hoàn thành giai đoạn nền móng.
===>>> Xem ngay: Thi công khoan cọc nhồi tại Hà Nội
-
Đảm bảo sự vững chắc của công trình
Tùy theo từng công trình, chi phí và từng đối tượng khách hàng mà có những cách xây dựng công trình khác nhau. Độ bền của những công trình này cũng vì thế mà có nhiều sự chênh lệch nhau. Trong đó, những công trình có sự tham gia của cọc khoan nhồi đều có sự vững chắc bền lâu hơn trong mọi điều kiện khắc nghiệt của thời tiết.
3. Khoảng cách thi công cọc khoan nhồi thế nào hợp lý
Khoảng cách các cọc nhồi phụ thuộc rất nhiều các yếu tố
Trong việc lắp đặt cọc nhồi thì khoảng cách thi công giữa các cọc khoan nhồi là điều mà nhiều người lo lắng nhất. Đặc biệt là đối với công trình lớn được xây dựng trên diện tích nhỏ. Dưới đây là vài gợi ý để có được khoảng cách cọc nhồi hợp lý nhất.
-
Căn cứ vào độ lún của đất
Mỗi một khu vực địa lý đều có những loại đất khác nhau như đất cứng, đất mềm, đất dễ lún… Nếu đất quá cứng hay đất quá mềm sẽ khiến cho việc tiến hành khoan cọc gặp nhiều khó khăn. Vì thế khi lên bản vẽ thiết kế sẽ khảo sát trước tình hình đất tại công trình, từ đó tính ra số cọc cần dùng và khoảng cách thi công cọc khoan hợp lý.
-
Kích thước của cọc nhồi
Cọc nhồi hiện nay có rất nhiều kích thước, chủ yếu là sự chênh lệch về chiều cao, đường kính của cọc. Tùy theo từng nhu cầu sử dụng công trình mà chọn những kích thước cọc nhồi khác nhau. Nếu kích thước to thì số lượng cọc sẽ giảm và khoảng cách của các cọc sẽ được giãn rộng hơn. Ngược lại nếu kích thước cọc nhỏ thì số lượng cọc nhiều và khoảng cách giữa các cọc sẽ dày hơn.
Tùy thuộc vào công trình để lựa chọn kích thước cọc khoan
Để có thể tính chính xác khoảng cách thi công cọc khoan nhồi thì chúng ta nên nhờ các dịch vụ, đơn vị thi công cọc nhồi chuyên nghiệp giúp đỡ. Bởi vì các địa chỉ này sẽ có đủ nhân viên có tay nghề, giàu kinh nghiệm, máy móc chuyên dụng để có số liệu chính xác nhất.